Chăm sóc da sau nặn mụn vô cùng quan trọng vì nếu sai cách sẽ khiến tình trạng da trở nên xấu đi, mụn không hết dứt điểm, vết thâm ngày càng sẫm, nguy hiểm hơn là vết sẹo lồi lõm. Do đó, bài viết hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn bí kíp chăm da sau khi nặn mụn hiệu quả để có một làn da luôn khỏe mạnh, đúng cách!
Nằm lòng 3 quy tắc chăm sóc da sau khi nặn mụn
Người xưa từng nói: “Nhất dáng, nhì da, thứ ba là nét”, điều này cho thấy làn da đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá thẩm mỹ. Chính vì thế, thay vì mặc kệ những vết mụn hoành hành trên gương mặt nhiều người thường tìm đến các spa để nặn mụn. Giải pháp này đem đến hiệu quả điều trị cao nhưng nếu không biết chăm sóc da có thể bị nhiễm trùng nguy hiểm, vết sẹo thâm tồn tại trên gương mặt.
Dưới đây là các quy tắc chăm sóc da mà bạn cần phải ghi nhớ sau khi nặn mụn:
Làm dịu da
Đầu tiên cần làm giảm các triệu chứng viêm, sưng đỏ của các nốt mụn khi vừa nặn. Bạn nên rửa sạch bằng nước, lau khô bằng bông tẩy trang và sử dụng mặt nạ để làm dịu mát mặt. Một số loại mặt nạ bạn có thể sử dụng như nha đam, dưa leo…
Ngăn sẹo hình thành
Sau khi làm dịu da, mụn sẽ khô dần lại và bạn có thể ngăn ngừa sẹo hình thành bằng các sản phẩm chuyên dụng. Lưu ý, bạn tuyệt đối không được cạy vảy của mụn vì sẽ khiến vết sẹo lâu lành, da non bị mất bảo vệ dễ nhiễm trùng và tình trạng sẹo càng nghiêm trọng.
Bảo vệ da
Da tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài cho nên sau khi nặn mụn bạn cần che chắn bảo vệ da một cách cẩn thận bằng các miếng dán che mụn, khẩu trang y tế. Điều này còn giúp ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào vết mụn.
Hướng dẫn chăm sóc da sau khi nặn mụn
Sau khi nặn mụn, làn da sẽ trở nên nhạy cảm, mỏng yếu hơn. Nếu bạn chăm sóc sai cách sẽ khiến vết thương lâu khỏi thậm chí nhiễm trùng. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn cần biết cách chăm sóc da “đúng – đủ” để vết thâm nhanh mờ và làn da sớm phục hồi.
Bước 1: Làm sạch da
Ngay sau khi nặn mụn, bạn cần tuyệt đối không chạm tay vào da vì vết thương hở sẽ khiến vi khuẩn lây lan vào bên trong, làm chậm quá trình lành vết thương và mụn tiếp tục phát triển.
Ngay sau khi nặn, bạn chú ý không nên rửa mặt vì vết thương cần thời gian khô lại. Sau 1 đến 2 ngày, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch và kháng khuẩn cho da. Những ngày sau đó có thể dùng sữa rửa mặt có độ pH khoảng 5 đến 5.5 để cân bằng độ ẩm cho da, giúp da mau lành hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý trong thời gian này không được trang điểm vì sẽ khiến lỗ chân lông bị tắc, vết thương hở dễ bị kích ứng bởi các thành phần mỹ phẩm.
Bước 2: Phục hồi tổn thương
Trong trình nặn mụn, kỹ thuật viên sẽ tác động một lực lên da khiến da mặt bị tổn thương như sưng tấy, nổi đỏ và chảy máu. Chính vì thế, việc chăm sóc da để đưa làn da về trạng thái cân bằng ban đầu rất quan trọng.
Bước này bạn nên thực hiện vào ngày thứ 2 trở đi bằng việc làm sạch và dưỡng ẩm da tích cực để da nhanh chóng phục hồi.
Lưu ý, bạn nên sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm có độ dịu nhẹ từ thiên nhiên, với dạng kết cấu gel, lotion và tránh sản phẩm chứa cồn.
Bước 3: Bảo vệ da
Bảo vệ da khỏi ánh nắng là một trong những bước quan trọng trong việc chăm sóc da sau nặn mụn. Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, bạn có thể sử dụng những vật dụng khác như khẩu trang, mũ rộng vàng.
Kem chống nắng sử dụng sau khi điều trị mụn không được gây bí da, không có cồn, không hương liệu. Bạn nên sử dụng chống nắng dạng kem mịn để hoạt chất thẩm thấu nhanh vào da.
Bước 4: Trị thâm
Khi vết thương khô lại và bong vảy, bạn cần sử dụng thêm các sản phẩm trị thâm và làm sáng cho da. Sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần trị thâm như vitamin C, Retinol, kojic acid, chiết xuất cam thảo, arbutin, chiết xuất dâu tằm… Tuy nhiên bạn cần chú ý đến nồng độ thành phần để hạn chế kích ứng cho da.
Công cuộc trị thâm sau mụn là quá trình dài và còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người nên bạn cần kiên nhẫn. Mỗi làn da có thời gian cải thiện thâm mụn khác nhau và nếu bạn trị thâm sớm thì làn da của bạn sẽ mờ thâm sau nặn mụn chỉ sau 7 đến 10 ngày.
Bước 5: Duy trì kết quả
Da sau khi nặn mụn và trở về trạng thái ban đầu, bạn cần có chế độ chăm sóc da đúng cách để tránh tình trạng mụn quay lại. Bạn cần làm vệ sinh mặt sạch sẽ, tẩy trang, tẩy tế bào chết và sử dụng kem chống nắng hàng ngày.
Bạn có thể tham khảo quy trình chăm sóc da cơ bản, ngăn ngừa mụn như sau:
- Ban ngày: Sữa rửa mặt – Toner – Dưỡng & Đặc trị – Kem chống nắng.
- Ban đêm: Tẩy trang – Sữa rửa mặt – Toner – Dưỡng & Đặc trị
Một số thói quen nên bỏ khi chăm sóc da mặt sau nặn mụn
Để quy trình chăm sóc da sau nặn mụn đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tạo cho bản thân những thói quen tốt để duy trì làn da không mụn như:
- Không cho tay lên mặt khi làn da đang có vết thương hở.
- Không xông mặt vì da mụn rất dễ nhạy cảm và phản ứng lại với các tác nhân ngoại cảnh kể cả hơi nước.
- Sau 5 đến 7 ngày khi nặn mụn bạn hãy tế bào chết và sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết chứa AHA. Tránh sử dụng sản phẩm tẩy da chết vật lý có hạt to vì sẽ làm tổn thương da tái tạo.
- Luôn vệ sinh tay sạch sẽ và lau khô tay khi thực hiện các bước chăm sóc da.
- Không nên trang điểm trong thời gian da mặt bị mụn.
- Tránh thức khuya, dậy sớm, luôn giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
- Không nên ăn đồ ăn cay nóng, uống nhiều bia rượu, cà phê…
- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, hoa quả tươi để bổ sung vitamin, các khoáng chất cần thiết.
- Trong quá trình chăm sóc da tại nhà, nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng, kích ứng cần lập tức đến ngay bệnh viện thăm khám để xử lý kịp thời.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc các bước chăm sóc da sau nặn mụn cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả và quan trọng. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp mọi người nhanh chóng lại làn da tươi trẻ, mịn màng, tươi sáng và hết mụn.